Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính theo quy định mới nhất

Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính là khoảng thời gian mà một cá nhân hoặc tổ chức có quyền khiếu nại nộp đơn khiếu nại sau khi nhận được quyết định hành chính từ một cơ quan hành chính nhà nước. Việc nắm rõ các quy định pháp luật về thời hiệu khiếu nại quyết định xử phạt hành chính giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các vấn đề liên quan qua bài viết dưới đây.

Khi nào khiếu nại quyết định hành chính

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 quy định “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

Khiếu nại hành chính là quyền cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp. Với mong muốn cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét lại những quyết định mà công dân không đồng ý và gây ảnh hưởng đến người dân hoặc cho là trái pháp luật, không hợp lý. Khiếu nại quyết định hành chính không chỉ là quyền mà còn là cách thức để công dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính

Tư vấn thời hiệu khiếu nại quyết định hành chính

Theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011 quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:

Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại

Theo Luật Khiếu nại 2011, những người cá nhân, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại bao gồm:

  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương
  • Giám đốc sở và cấp tương đương
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
  • Thủ trưởng cơ quan thuộc bộ, thuộc cơ quan ngang bộ, thuộc cơ quan thuộc Chính phủ
  • Bộ trưởng
  • Tổng thanh tra Chính phủ
  • Chánh thanh tra các cấp
  • Thủ tướng Chính phủ

Thủ tục khiếu nại quyết định hành chính

Khiếu nại lần đầu

Theo quy định tại Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, việc khiếu nại lần đầu được thực hiện khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính của cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Cá nhân, tổ chức thực hiện việc khiếu nại phải nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

Khiếu nại lần hai

Cũng theo Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai.

Người thực hiện khiếu nại lần hai nộp đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.

Thời hạn giải quyết khiếu nại là bao lâu

Khiếu nại lần đầu

Căn cứ Điều 28 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Khiếu nại lần hai

Căn cứ Điều 37 Luật Khiếu nại 2011 quy định thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Trường hợp ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

Luật sư tư vấn khiếu nại quyết định hành chính

  • Tư vấn thủ tục khiếu nại quyết định hành chính;\
  • Tư vấn soạn thảo đơn khiếu nại
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại lần 1, lần 2
  • Tư vấn khởi kiện quyết định hành chính khi khiếu nại không thành công
  • Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Khách hàng trong quá trình tiến hành tố tụng

Quyền khiếu nại là quyền cơ bản luôn được Nhà nước tôn trọng và đảm bảo thực hiện. Tùy vào từng lần thực hiện khiếu nại mà thẩm quyền giải quyết cũng như thời hạn giải quyết sẽ khác nhau. 

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

Scroll
0867400114
0867400114